VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI SÀI GÒN (SBO)
- 24 (Tầng trệt) Khổng Tử, Phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
- 0834 112 115 - 0989 113 216
- [email protected]
So sánh sự khác nhau giữa "Thừa phát lại" và "Người làm chứng"
THỪA PHÁT LẠI | NGƯỜI LÀM CHỨNG | |
Căn cứ pháp lý | Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 | Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 |
Chủ thể |
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 2 NĐ 08/2020) |
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng. (Điều 77 BLTTDS 2015) |
Nhiệm vụ |
Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. (Khoản 1 Điều 36 NĐ 08/2020) |
Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ việc nhất định, và có thể được Tòa án triệu tập để lấy lời khai khi xét thấy lời khai của người làm chứng là cần thiết để giải quyết vụ việc dân sự. (Điều 78 BLTTDS 2015) |
Cách thức thực hiện Giá trị pháp lý |
Thừa phát lại lập vi bằng theo trình tự, thủ tục luật định. Thừa phát lại ghi nhận sự kiện, hành vi một cách khách quan, trung thực tại thời điểm sự kiện đó được diễn ra, và sau đó mô tả lại vào trong một văn bản riêng biệt, đó là “Vi bằng”. Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. (Khoản 3 Điều 36 NĐ 08/2020) |
Người làm chứng có thể chứng kiến, biết được sự việc bằng cách quan sát, nghe thấy trực tiếp shoặc bằng các hình thức khác. Đối với một số thỏa thuận, giao kết, người làm chứng có thể ký tên, điểm chỉ trực tiếp lên văn bản thỏa thuận giữa các bên để thể hiện ý chí của mình. (Điều 78 BLTTDS 2015) |
Giải quyết tranh chấp | Khi có tranh chấp phát sinh, các bên căn cứ vào Vi bằng để làm chứng cứ hoặc cung cấp Vi bằng của Thừa phát lại cho Toà án. Toà án sẽ căn cứ vào Vi bằng để giải quyết vụ việc mà không nhất thiết phải mời Thừa phát lại và Thư ký nghiệp vụ đã lập vi bằng để đối chất, trừ một số trường hợp mà cơ quan tố tụng xét thấy cần thiết phải triệu tập. Bởi vì bản thân vi bằng đã có giá trị chứng cứ. Vi bằng của Thừa phát lại được lập theo một quy trình thủ tục chặt chẽ, bao gồm nội dung sự việc, hình ảnh các bên tại thời điểm lập vi bằng và các tài liệu chứng minh kèm theo khác, đảm bảo tính khách quan, trung thực và minh bạch của sự việc. | Tòa án bắt buộc phải triệu tập người làm chứng đến phiên tòa hoặc các phiên họp để lấy lời khai công khai. Trong trường hợp người làm chứng không thể tham gia hay cố tình lẩn tránh, không có mặt tại Toà án để lấy lời khai, thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ khó khăn hơn và thời gian lâu hơn bình thường. |
Nội dung khác | Sau này trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại bị giải thể hay bị đình chỉ hoạt động hoặc trường hợp cá nhân Thừa phát lại chết hay mất năng lực hành vi dân sự, thì Vi bằng mà Thừa phát lại đã lập trước đó vẫn có giá trị chứng cứ theo quy định của pháp luật. | Trong trường hợp người làm chứng chết hay mất năng lực hành vi dân sự, thì họ không thể cung cấp lời khai và các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, dẫn đến việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án diễn ra khó khăn và kéo dài. |
Quỳnh Như
Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!