VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI SÀI GÒN (SBO)
- 24 (Tầng trệt) Khổng Tử, Phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
- 0834 112 115 - 0989 113 216
- [email protected]
Trong xã hội hiện nay, chúng ta tham gia vào rất nhiều loại giao dịch có giá trị lớn về tài sản như mua bán, chuyển nhượng, cho vay, cho thuê,... hoặc thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý như chia tài sản chung, góp vốn hợp tác đầu tư,… Do đó, để đảm bảo tính an toàn pháp lý cũng như hạn chế rủi ro xảy ra liên quan đến câu chuyện có hay không việc giao nhận tiền, số tiền giao nhận là bao nhiêu, các bên trước đây có thể tự xác lập các văn bản thể hiện việc giao nhận tiền, tự ký kết và nhờ người thứ 3 làm chứng. Tuy nhiên, phương thức này tiềm ẩn một số rủi ro nếu vụ việc phát sinh tranh chấp trước Tòa án như:
- Người giao tiền hoặc người nhận tiền ký 1 chữ ký khác không phải của mình và viết nét chữ khác thường lệ;
- Người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng;
- Văn bản thể hiện việc giao nhận tiền được soạn thảo không kỹ lưỡng về mặt nội dung, không thể hiện đúng và đầy đủ hình thức và quá trình giao nhận tiền.
Hình ảnh minh họa giao tiền không có Thừa phát lại
- Đối với trường hợp người giao tiền hoặc người nhận tiền ký chữ ký khác và giả nét chữ khác thường lệ, thì người khởi kiện cần yêu cầu Tòa án sử dụng đến khâu giám định chữ ký, nét chữ... để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, rủi ro phát sinh cao khi việc giao nhận tiền không có người làm chứng nào khác để chứng minh sự kiện giao nhận tiền cũng như xác thực chủ thể nhận tiền.
- Đối với trường hợp người làm chứng chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không có người làm chứng để đối chất, rủi ro phát sinh cao khi mà việc giao nhận tiền không lập thành văn bản hoặc văn bản được lập một cách sơ sài, nội dung soạn thảo không kĩ lưỡng.
- Đối với trường hợp văn bản thể hiện việc giao nhận tiền mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì rủi ro phát sinh cao khi mà việc giao nhận tiền không có người làm chứng.
- Đối với trường hợp văn bản thể hiện việc giao nhận tiền được soạn thảo không kỹ lưỡng dẫn đến rủi ro về mặt soạn thảo dẫn đến xác định mục đích giao nhận tiền, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Vậy, bằng cách nào để loại trừ những rủi ro nói trên? Đó chính là nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện giao nhận tiền giữa các bên.
Giá trị pháp lý của Vi bằng:
“Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.”
Khi nhờ Thừa phát lại lập vi bằng, người dân sẽ được an toàn pháp lý bởi lẽ:
- Người giao nhận tiền không thể chối cãi rằng chữ ký, nét chữ không phải của mình bởi vì Thừa phát lại đã kiểm tra nhân thân, giấy tờ của bên nhận cũng như bên giao tiền và có hình ảnh giao nhận tiền kèm theo Vi bằng được lập;
- Người giao tiền cũng không phải lo lắng khi Thừa phát lại đã lập vi bằng, chứng kiến cho mình mà sau đó bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, bởi bản thân Vi bằng do Thừa phát lại lập đã có giá trị nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật. Người dân chỉ cần trình Vi bằng cho Tòa án để Tòa án làm căn cứ giải quyết vụ việc cho mình mà không cần phải mời Thừa phát lại lên để đối chất. Tòa án chỉ mời Thừa phát lại lên Tòa án để hỏi thêm một số vấn đề, làm rõ tính xác thực của Vi bằng khi cần thiết.
- Các bên cũng không phải lo lắng trường hợp văn bản thể hiện việc giao nhận tiền bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng bởi Vi bằng được lập thành 03 (ba) bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho người yêu cầu 01 (một) bản, gửi Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh 01 (một) bản để vào sổ đăng ký, Văn phòng Thừa phát lại lưu 01 (một) bản. Trong trường hợp người dân bị mất, thất lạc hoặc Vi bằng bị hư hỏng thì có thể đến một trong hai cơ quan trên để xin sao y Vi bằng. Bên cạnh đó, Thừa phát lại còn lưu trữ hình ảnh, video ghi hình về vụ việc lập vi bằng dưới dạng file điện tử.
- Vi bằng do Thừa phát lại lập thể hiện chi tiết và đầy đủ nội dung liên quan đến việc giao nhận tiền giữa các bên như: địa điểm, thời gian thực hiện; thông tin người giao tiền; thông tin người nhận tiền; số lượng tiền giao nhận; lời trình bày của người nhận tiền xác nhận việc đã nhận đủ số tiền; chữ ký, vân tay điểm chỉ của các bên tham gia; đồng thời đính kèm Vi bằng là hình ảnh giao nhận tiền của các bên trước sự chứng kiến của Thừa phát lại.
Hình ảnh Thừa phát lại lập vi bằng chứng kiến việc giao nhận tiền giữa các bên
Ngoài vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, Thừa phát lại còn hỗ trợ người dân các dạng vi bằng giao nhận khác như:
- Vi bằng giao nhận nhà;
- Vi bằng giao nhận hàng hóa;
- Vi bằng giao nhận giấy tờ, văn bản, tài liệu.
Với phương châm “Đến ngay khi bạn cần – Mọi lúc mọi nơi”, Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho Quý khách qua các kênh liên hệ:
Hotline: 0834.112.115
Email: [email protected]
Website: thuaphatlaisaigon.vn
Facebook: facebook.com/vanphongthuaphatlai
Hoặc đến trực tiếp Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn tại địa chỉ số: 24 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Như
Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!