VI BẰNG GHI NHẬN SỰ KIỆN GIAO NHẬN TIỀN, TÀI SẢN, HÀNG HÓA

Thứ năm, 16/09/2021, 14:42 GMT+7

Nhận diện tình huống cần lập vi bằng

Trong xã hội hiện nay chúng ta tham gia rất nhiều loại giao dịch có giá trị về tài sản như mua bán, chuyển nhượng, cho vay, cho mượn, cho thuê...mà không có bất kỳ sự chứng kiến nào bảo đảm nào tồn tại rất nhiều rủi ro (vay mượn tiền không trả, giao nhận số tiền chuyển nhượng nhiều đợt, giao nhận nhà không đúng hiện trạng, giao không đủ số lượng hàng hóa...) ảnh hưởng rất lớn đến các bên tham gia. Rất nhiều trường hợp không có bằng chứng về việc giao nhận tiền, giao nhận tài sản dẫn đến xảy ra nhiều tranh chấp, mâu thuẫn không thể giải quyết. Để hạn chế phát sinh nhiều tranh chấp và bảo đảm quyền lợi cho bản thân quý khách hàng nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng giao nhận tiền, tài sản tạo ra sự minh bạch trong giao dịch, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện nghĩa vụ khi tham gia giao dịch về tài sản một cách hiệu quả nhất cũng như tạo được nguồn chứng cứ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan Tòa án khi cần thiết.

Một số tình huống thường được yêu cầu lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản:

  • Giao nhận tiền thực hiện nghĩa vụ trong mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,...
  • Giao nhận tiền thực hiện nghĩa vụ cho vay, mượn;
  • Giao nhận tài sản nhà đất thực hiện nghĩa vụ cho thuê, cho mượn..
  • Giao nhận tài sản hàng hóa thực hiện nghĩa vụ mua bán;
  • Giao nhận tiền, tài sản theo di chúc, phân chia di sản thừa kế;
  • Giao nhận tiền, tài sản phân chia tài sản vợ chồng;
  • Giao nhận tài sản thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
  • Giao nhận tài sản trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn toàn quốc.

Hình ảnh ghi nhận sự kiện giao nhận giấy tờ, tài sản

Giá trị pháp lý

Tại Điều 36 Nghị định 08/2020 về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Trong trường hợp này Vi bằng giao nhận tiền, tài sản là văn bản do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến sự kiện hành vi về việc có bên giao tiền, tài sản và bên nhận tiền, tài sản, chứng minh được sự kiện giao nhận diễn ra giữa các bên, kèm theo đó là hình ảnh, video về hành vi, sự kiện diễn ra để chứng minh cho sự ghi nhận của Thừa phát lại diễn ra trung thực, khách quan.

Vì vậy lúc này Vi bằng là văn bản có giá trị là nguồn chứng cứ, chứng minh cho hành vi, sự kiện giao nhận tiền, tài sản đã diễn ra là căn cứ để các bên thực hiện đúng theo nghĩa vụ đã giao kết và trở thành nguồn chứng cứ trước cơ quan có thẩm quyền khi diễn ra tranh chấp.

Hình ảnh ghi nhận sự kiện giao nhận tiền để thực hiện giao dịch

Thủ tục lập vi bằng

Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn và báo phí

Quý khách có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn để yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Quý khách có thể yêu cầu ký hồ sơ tại Văn phòng hoặc tại địa chỉ nhà riêng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ dựa trên khối lượng công việc và nội dung cần ghi nhận để đưa ra một mức phí phù hợp nhất cho Quý khách.

Quý vị có thể liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn qua các kênh:

Hotline: 0834.112.115

Email: [email protected]

Website: thuaphatlaisaigon.vn

Facebook: facebook.com/vanphongthuaphatlai

Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết

Sau khi Quý khách và Văn phòng thống nhất chi phí, chúng ta sẽ lên lịch hẹn và địa điểm để tiến hành việc lập vi bằng. Văn phòng sẽ cử Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung mà Quý khách yêu cầu theo lịch đã hẹn.

Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ

Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.

Bạn cần tư vấn?

Luật pháp là vấn đề phức tạp. Nó có thể gây ra cho bạn một vấn đề lớn nếu bạn bỏ qua nó. Hãy để chúng tôi giúp bạn!